Thứ Bảy, 17 tháng 4, 2010

Viêm lợi dễ khiến bà bầu đẻ non

viem loi Viêm lợi dễ khiến bà bầu đẻ nonPhụ nữ mang thai nếu không được điều trị dứt điểm bệnh về răng lợi thì có nguy cơ đẻ non trước 35 tuần cao gấp 3 lần so với bình thường, các nhà khoa học Mỹ tuyên bố.

Việc điều trị dứt điểm bệnh răng lợi sẽ giúp giảm đáng kể nguy cơ sinh non này.

Đây là kết quả nghiên cứu của Hiệp hội nghiên cứu về răng miệng của Mỹ tiến hành với 160 phụ nữ mang thai từ 6 đến 20 tuần. Tất cả đều mắc bệnh về răng lợi và 1/3 trong số đó đã được điều trị thành công.

Các bác sĩ đã chỉ ra mối liên hệ mật thiết giữa việc điều trị thành công bệnh răng miệng với việc sinh con đủ tháng của phụ nữ. Theo nghiên cứu, việc nhiễm trùng nướu sẽ làm gia tăng quá trình sản xuất prostaglandin và các yếu tố gây hoại tử u – những chất gây ra cơn đau đẻ. Điều này dẫn đến khả năng sinh sớm ở phụ nữ.

Dù cho rằng kết luận này còn nhiều tranh cãi, nhưng các chuyên gia vẫn khuyên những phụ đang mang thai nên chú ý chăm sóc răng và lợi cẩn thận.

Iain Chapple, giáo sư của Trường Nha khoa Birmingham cho rằng vấn đề này vẫn còn gây tranh cãi. Bởi trong những cuộc nghiên cứu được tiến hành trước đó, một số chỉ ra mối liên hệ giữa bệnh răng lợi và khả năng sinh con sớm, trong khi số khác thì không.

Trong khi đó, giáo sư Nigel Carter, Giám đốc Tổ chức sức khỏe về Răng miệng của Anh lại cho rằng, kết quả trên đã bổ sung thêm bằng chứng cho thấy mối liên hệ giữa bệnh răng lợi và khả năng sinh con sớm. “Nó nhắc nhở những phụ nữ mang thai cần quan tâm hơn tới sức khỏe răng lợi của mình trong suốt quá trình đó, và chấp nhận những biện pháp điều trị nếu muốn tránh rủi ro sinh con sớm”, ông nhấn mạnh.

Hồng Ngân (vnexpress)

Nguyên nhân gây sâu răng và cách chữa

sau rang Nguyên nhân gây sâu răng và cách chữaSâu răng là bệnh rất phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi (từ những trẻ răng sữa cho đến người già).

Ngoài việc gây đau nhức và những biến chứng viêm tuỷ, viêm quanh chân răng, sâu răng còn gây ra những cản trở về giao tiếp như hơi thở hôi, ngả màu men răng… Vì thế cần có những hiểu biết để phòng ngừa và điều trị sớm nếu mắc bệnh.

Thế nào là bị sâu răng?

Răng bị sâu khác với bộ phận khác bị tổn thương, vì đây là một quá trình và là một bộ phận duy nhất trong cơ thể không có khả năng tự phục hồi, phải chữa trị. Thông thường sâu răng phát triển liên tục từ lớp nông đến lớp sâu của răng.

Triệu chứng ban đầu là răng đổi màu, lúc này người bệnh chưa cảm thấy gì, lỗ sâu răng chưa có và kích thích do thức ăn nóng, lạnh chưa xảy ra.

Một thời gian sau, răng biến đổi sang màu nâu hoặc màu đen. Lỗ sâu ở răng xuất hiện, người bệnh cảm thấy khó chịu khi thức ăn giắt vào lỗ sâu, cảm thấy buốt khi ăn thức ăn nóng, lạnh, đau do thức ăn nóng giắt vào.

Nếu lỗ sâu tiếp tục bị sâu thì phần đáy lỗ bị bong calcium và mềm hoá, nhiễm vào tầng sâu của răng, làm cho bệnh nặng hơn. Khi răng đau kéo dài, hoặc mức độ đau gia tăng thì rất có thể tuỷ răng đã bị viêm. Bên cạnh đó, khi bị sâu răng, hơi thở của người bệnh còn có mùi hôi.

Những nguyên nhân gây đau răng

Người ta nói rằng có 4 nguyên tố như một chuỗi liên hoàn gây ra sâu răng là vi khuẩn bám vào mặt răng và có khả năng gây sâu răng. Chúng sản sinh và tiết ra chất hữu cơ, plyore, enzyme thuỷ phân chất lòng trắng trứng (một thành phần trong nước miếng), những chất đó có thể hoà tan chất hữu cơ và phân huỷ chất vô cơ của kết cấu răng. Các vi khuẩn này bám vào răng hình thành các đốm khuẩn, đến lượt các đốm khuẩn này phát triển tấn công răng.

Khả năng chống sâu của răng tuỳ thuộc vào trạng thái kết cấu của răng. Hàm răng không bị sứt mẻ, không khiếm khuyết, mọc thẳng hàng, thẳng lối, men răng trắng bóng, mức khoáng hoá răng cao là những yếu tố quan trọng chống lại các tác nhân gây sâu răng. Ngược lại, các yếu tố này không hoàn chỉnh thì nguy cơ sâu răng là rất lớn.

Sự gây ra sâu răng của thức ăn được nhắc đến nhiều nhất là đường, là cơ sở quan trọng để vi khuẩn bám vào đó sinh sôi nảy nở, nhất là ăn nhiều đường, ăn đồ ngọt, không đánh răng trước khi đi ngủ. Các gợn thức ăn còn bám vào các kẽ răng, nếu không đánh răng thường xuyên hoặc không lấy cao răng định kỳ cũng sẽ làm môi trường thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.

Quá trình từ răng mới sâu đến khi hình thành lỗ sâu phải trải qua một thời gian, nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào sự vệ sinh, khả năng chống sâu của từng người và cũng phụ thuộc vào mức độ vi khuẩn nhiều hay ít. Người ta cho rằng từ lúc xuất hiện các đốm răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể đến 1,5 năm, trong thời gian đó rất cần được điều trị kịp thời.

Điều trị sâu răng như thế nào?

Dùng thuốc điều trị cho những trường hợp mới chớm sâu, chưa hình thành lỗ. Thuốc dùng thường là chấm vào chỗ bị sâu, đây là dung dịch có tính sát khuẩn. Phương pháp này chỉ dùng cho những chỗ sâu của răng nghiền phía sau vì dễ gây đổi màu men răng.

Biện pháp nạo bỏ phần răng bị sâu, áp dụng cho mọi lỗ sâu răng, nhất là lỗ sâu rộng, nhằm ngăn chặn sự phát triển tiếp theo của răng sâu.

Biện pháp tái khoáng phần bị sâu, dùng dung dịch gồm các chất cacium, phosphate, florinê đổ vào nơi răng bị sâu. Phương pháp này áp dụng cho trường hợp răng mới chớm sâu, có khả năng thu hẹp vùng có màu trắng vôi hoặc vùng đó ngừng phát triển. Đây là phương pháp tái khoáng đơn giản, hiệu quả, không đau và an toàn.

Hàn vá lỗ sâu là phương pháp thường nhật để chữa sâu răng, áp dụng đối với răng có khả năng định vị sau khi bị sâu. Khi hàn vá sử dụng chất liệu hàn vá vào chỗ khuyết của răng, khôi phục tính năng của răng, nhằm giữ được thẩm mỹ và chức năng cho hàm răng.

Phòng bệnh sâu răng

Trước hết phải vệ sinh rằng miệng sau khi ăn, trước khi đi ngủ. Hạn chế ăn thức ăn chứa nhiều đường. Trẻ em thời kỳ mọc răng, thay răng càng phải đặc biệt quan tâm đến hàm răng, như cho trẻ ăn đủ chất tạo răng, đánh răng và dạy cho trẻ biết đánh răng cho mình.

Dùng kem đánh răng có chứa florine, có thể dùng thêm nước súc miệng, diệt khuẩn sau bữa ăn. Những phụ nữ mang thai cần bổ sung calcium để trẻ sinh ra không bị thiếu chất tạo răng. Mọi người cũng cần khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những biến đổi của răng, có các biện pháp điều trị phù hợp.
(Theo SK&ĐS)

Viêm nướu là gì? Nhóm Vi Khuẩn nào thường kết hợp với viêm nướu?

viem nuou Viêm nướu là gì? Nhóm Vi Khuẩn nào thường kết hợp với viêm nướu?Viêm nướu:

* Là sự viêm nhiễm của nướu
* Là bệnh thường gặp nhất
* Là bệnh có khả năng hồi phục

Nguyên nhân do vi khuẩn trong mảng bám

Nhóm Vi Khuẩn thường kết hợp với viêm nướu:

Là xoắn khuẩn

Thuật ngữ nào được dùng để mô tả nướu viêm?

* Từ khóa là viêm, và dấu hiệu chủ yếu của viêm là sưng – nóng – đỏ – đau. Tất cả đều có thể dùng để chỉ tình trạng nướu viêm.
* Bờ viền nướu tròn, nướu tấy đỏ và phù nề. Mất lấm tấm da cam và nướu được mô tả là mềm bở.

(BS Phạm Việt Hùng nhakhoathammy.com.vn)

Bị tụt lợi, chữa được không?

bi tut loi Bị tụt lợi, chữa được không? Răng của tôi gần đây cứ mỗi lần đánh răng là chảy máu, lợi bị tụt nhiều trông rất xấu. Xin hỏi bác sĩ tụt lợi có nguy hiểm không, có cách nào chữa được không? (Nghiêm Thị Tuyến – Quảng Ninh)

- Thường xuyên bị chảy máu răng khi đánh răng, rất có thể bạn đã bị viêm lợi, viêm quanh răng. Đây là nguyên nhân thường gặp dẫn đến tụt lợi. Khi lợi bị tụt sẽ làm lộ chân răng, mòn tổ chức cứng của răng, làm cho răng bị ê buốt và rất mất thẩm mỹ. Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm tủy răng, thậm chí rụng răng sớm.

Bạn nên đi khám ở các chuyên khoa răng hàm mặt để điều trị các bệnh lý gây tụt lợi như viêm lợi, viêm nha chu. Mặt khác, để khắc phục tình trạng này, bạn nên chọn bàn chải mềm và dùng nước ấm để đánh răng, đồng thời nên dùng nước súc miệng được khuyến cáo cho người bị tụt lợi và các bệnh viêm quanh răng khác.

Hiện nay người ta có thể dùng thuốc bôi, dùng laser kết hợp với thuốc bôi hoặc thậm chí là phẫu thuật để khắc phục hậu quả thẩm mỹ của tụt lợi. Bạn nên đi khám bệnh sớm ở bác sĩ nha khoa để được chỉ định điều trị đúng.

Theo BS NGUYỄN TRỌNG LÂN – Sức khỏe & đời sống

Các phương pháp điều trị co lợi

phuong phap dieu tri loi Các phương pháp điều trị co lợiCo lợi hay tụt lợi, tụt nướu là quá trình lộ bề mặt chân răng do sự di chuyển về phía chóp chân răng của lợi. Tụt lợi là điềm báo trước sự mất cement chân răng (xương ổ chân răng), lộ ngà, tăng cảm giác và giảm thẩm mỹ. Hiện nay có nhiều phương pháp hiệu quả điều trị co lợi, trong đó phải kể đến nhiều nhất là phẫu thuật ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô, sau đó là ghép lợi tự do và sử dụng vạt tại chỗ.

Co lợi gây ra hậu quả gì ?

Co lợi do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là do chải răng sai kỹ thuật nhưng cũng có thể do bệnh lý như viêm lợi, viêm quanh răng… hoặc cũng có thể tổn thương lợi do virut. Một số răng có vùng lợi bám dính hẹp, nếu vùng lợi bám dính này giảm đi do co lợi sẽ không còn lợi che phủ và bảo vệ cổ răng, cổ răng và chân răng sẽ bị mòn do sang chấn từ bàn chải và thức ăn vì xương ổ răng mặt ngoài thường mỏng, loại bàn chải và kỹ thuật chải răng sẽ quyết định mức độ mòn tổ chức cứng của răng. Ngoài ra, lợi tụt làm hở chân răng, đối với các răng cửa và răng nanh sẽ giảm thẩm mỹ.

Các phương pháp điều trị co lợi hiệu quả

Phương pháp ghép tổ chức liên kết dưới biểu mô

Khi thực hiện phương pháp này, vùng co lợi sẽ được sát khuẩn bằng betadin pha loãng với nước muối. Gây tê tại chỗ bằng lidocaine 2%.

* Vùng nhận tổ chức (vùng co lợi) được tạo vạt bao gồm hai đường rạch: đường rạch nhú lợi và đường rạch rãnh lợi. Vùng co lợi được nạo sạch tổ chức hạt, mảng bám, cao răng, phần mềm còn sót lại sau khi lật vạt. Vùng co lợi được đo kích thước bằng dụng cụ đo có vạch (periodontal probe) sao cho đường viền vùng nhận nằm tiếp giáp rìa men răng, đường viền đối diện nằm quá mào xương ổ răng khoảng 3 mm, đường viền gần và xa nằm quá ranh giới hở chân răng 3mm. Vùng cho tổ chức cũng được sát khuẩn và gây tê tại chỗ. Dùng dụng cụ đo đánh dấu vùng cho tổ chức trong khoảng từ răng nanh tới mặt gần răng số 6, cách bờ lợi 3 – 5mm, đánh dấu 3 đường rạch: 1 đường rạch song song bờ lợi, 2 đường rạch vuông góc bờ lợi, rạch và bóc tách lấy tổ chức liên kết theo kiểu mở miệng túi ở vùng hàm ếch đã đánh dấu: dùng lưỡi dao 15 bóc lớp tổ chức biểu mô và tổ chức liên kết dày 1,5mm. Tiếp tục bóc lớp tổ chức liên kết bên dưới bằng lưỡi dao 15 và cây bóc tách, bóc một lớp dày đồng đều khoảng 1,5mm, nếu không đủ dày có thể bóc cả màng xương, miếng ghép sau khi lấy ra được đặt lên gạc nước muối sinh lý. Miệng túi được khâu bằng chỉ polypropylen mũi rời và khâu treo sau khi phẫu thuật vùng nhận mảnh ghép kết thúc.

* Vùng nhận mảnh ghép được chuẩn bị để nhận mảnh ghép như sau: Bề mặt chân răng hở được làm phẳng ngang mức với xương ổ răng bằng mũi khoan hoàn tất. Bề mặt chân răng hở được bôi axit citric bão hòa trong 5 phút sau đó rửa sạch bằng nước muối sinh lý. Miếng tổ chức liên kết được đặt lên vùng nhận, khâu chỉ polypropylene mũi rời và mũi treo quanh cổ răng để cố định mảnh ghép, lật vạt phần mềm tại chỗ phủ tối đa miếng ghép rồi khâu mép vạt lợi. Ép gạc nước muối lên vùng phẫu thuật trong khoảng 3 phút để tránh khoảng chết phía dưới mảnh ghép và khoảng chết giữa mảnh ghép và vạt lợi. Đặt xi măng nha khoa che phủ vùng phẫu thuật.

* Ghép vạt tổ chức liên kết dưới biểu mô có những ưu điểm sau: có thể áp dụng cho co lợi đơn lẻ và co lợi nhiều răng, áp dụng được cho các trường hợp co lợi hẹp (nhỏ hơn 3mm) và co lợi rộng (hơn 3mm), không phụ thuộc vào độ sâu ngách lợi, không phụ thuộc vào tổ chức phần mềm lân cận. Tuy nhiên loại vạt này có nhược điểm là kỹ thuật phức tạp hơn các phương pháp khác vì phải bóc một lớp tổ chức liên kết ở vùng hàm ếch, thời gian phẫu thuật kéo dài hơn các phương pháp khác.

Sau phẫu thuật, người bệnh cần chú ý:

* Để tránh va chạm có thể làm bong vạt lợi và mảnh ghép: bệnh nhân phải ăn mềm trong 1 tuần, không chải răng vào vùng phẫu thuật trong 2 tuần đầu tiên, chỉ làm sạch nhẹ nhàng bằng tăm bông và nước betadin pha loãng với nước muối sinh lý phun rửa qua bơm tiêm. Từ tuần thứ 2, bệnh nhân chải răng nhẹ nhàng bằng bàn chải rất mềm. Bệnh nhân khám vào ngày thứ 2, 7, tháo băng nha chu và cắt chỉ vào ngày thứ 7. Uống thuốc kháng sinh, giảm đau, chống phù nề trong 1 tuần theo chỉ định của thầy thuốc chuyên khoa.

Phương pháp dùng vạt tại chỗ

* Đây có thể là vạt xoay hoặc vạt đẩy. Nguyên tắc là dùng phần mềm ở bên cạnh che phủ chân răng bị hở. Phương pháp phẫu thuật được minh họa (xem hình trên).

Phương pháp ghép lợi tự do

Phương pháp này sử dụng một mảnh niêm mạc vòm miệng để che phủ chân răng co lợi.

ThS. Lê Long Nghĩa(Đại học Y Hà Nội)-SKĐS

Mục đích của chữa tủy răng

chua tuy rang Mục đích của chữa tủy răngMục đích của phương pháp chữa tủy răng là để bảo tồn răng:

- Chữa cho răng hết đau và vĩnh viễn không đau

- Chữa trị để răng hết nhiễm trùng và không bi nhiễn trùng.

- Không bị nhổ răng, vì nhổ răng rất oan uổng trong khi còn có thể giữ được.

- Để làm răng giả, phục hình răng, làm cầu răng để tái tạo sức nhai

Chữa nội nha là phương pháp chữa răng khó, Các Bác sĩ Răng Hàm Mặt được đào tạo từ trường ĐH nha khoa, các BS CKI, CKII, thạc sĩ được đào tạo chuyên khoa sâu và kinh nghiệm nhiều năm mới được phép làm.

Ở Mỹ những trường hợp chữa tủy răng khó (răng nhiều chân và ống tủy cong, dị dạng) đều phải chuyển cho các BS specialist (Chuyên về nội nha, endodontist), giống như các phẫu thuật khó về răng miệng phải chuyển cho các BS chuyên về Phẩu Thuật Nha công, thợ trồng răng và Y sĩ RHM không được thực hành nội nha trên bệnh nhân.

Bs.Trần Ngọc Đỉnh

Làm sao chữa được bệnh nha chu?

nha chu2 Làm sao chữa được bệnh nha chu? Chữa bệnh nha chu viêm tức là phòng bệnh ngay từ đầu:

- Đừng để vôi răng gây viêm nướu,

- Đừng để nha chu qua giai có túi nướu (Pockets)

- Đừng để bệnh nha chu tiến triển sang đoạn 3 (tiêu xương ổ răng là răng bị lung lay) sẽ khó hồi phục.

* Tóm lại vũ khí để chống lại bệnh nha chu chính là bàn chải răng và chỉ tơ nha khoa (dental floss).

Bệnh nha chu không phải ai cũng biết, ngay cả các BS Y khoa có khi cũng chưa hiểu rõ về căn bệnh nầy vì trong chương trình học, chuyên khoa RHM là chuyên khoa sâu, sinh viên Y Khoa chỉ học qua cho biết cũng như cưởi ngựa xem hoa vì vậy việc chăm sóc răng miệng ,

6 tháng phải cạo vôi răng một lần, sử dụng chỉ tơ nha khoa đó là những điều mà ít khi bệnh nhân chú ý đến

Bệnh nha chu rất dễ phòng ngừa, nếu bạn giữ răng miệng sạch sẽ thì không bao giờ sợ bệnh nha chu. Trong khi bệnh sâu răng khó hơn, bạn đã chải răng sạch, chăm sóc răng rất kỹ nhưng chỉ làm giảm sâu răng chứ không hoàn toàn hết sâu răng.

Bs.Trần Ngọc Đỉnh

Các yếu tố phụ gây nha chu viêm

nha chu 6 Các yếu tố phụ gây nha chu viêm- Di truyền trong gia đình:

* Có những người bẩm sinh đã bị suy nha chu, nướu và mô nâng đỡ răng rất yếu nên dễ bị bệnh nha chu. Các nhà khoa học đã tìm ra gene gây suy nha chu ở những người trẻ tuổi, mô nướu và dây chằng của những người nầy không có sức đề kháng với vi khuẫn gây bệnh nha chu. Ở những người bị suy nha chu, răng không có vôi nhiều, cạo vôi răng không thấy đá răng nhiều, nhưng nướu lúc nào cũng bị viêm.

- Bệnh nha chu nặng và trầm trọng hơn ở những bệnh nhân tiểu đường, ung thư máu, viêm gan siêu vi, và bệnh aids

* Những trường hợp như vậy bệnh nhân phải chăm sóc rất kỹ hàm răng của mình, phải được cắt nướu, nạo túi nha chu và làm láng gốc răng gọi là Deep cleaning (Curettage and root planning)

- Ngược lại với thể trạng suy nha chu là có những bệnh nhân có mô nha chu rất khoẻ, vệ sinh răng miệng rất cẩu thả, vôi răng đóng rất nhiều nhưng tiêu xương ít và răng vẫn chắc, đó là những trường hợp hiếm, do cơ thể bệnh nhân có sức đề kháng mạnh với độc tố vi khuẩn gây bệnh nha chu

- Rối loạn kích thích tố ở bệnh nhân là phụ nữ, có chu kỳ kinh nguyệt không đều, thời kỳ mang thai sản phụ rất dễ bị viêm nướu, bị phì đại nướu răng, và bệnh nha chu sẽ trầm trọng hơn.

- Điều trị nha chu ở giai đoạn nướu viêm rất dễ dàng vì chỉ cần cạo vôi răng, ít tốn kém nhất và trong 6 tháng một lần. Nếu để bệnh nha chu nặng hơn việc điều trị rất tốn kém vì phẫu thuật nha chu rất phức tạp, nhất là ở giai đoạn tiêu xương ổ, phẩu thuật ghép xương ở bệnh nhân nha chu thường ít có kết quả và hay thất bại.

- So với các bệnh khác về răng miệng, bệnh nha chu được xem là một bệnh nan y nếu để quá nặng, vì bệnh nha chu khi đã tiêu xương ổ thì không hồi phục được, phẫu thuật nha chu rất đắt tiền và phải làm phẫu thuật nhiều lần. Trong khi trám răng tái tạo được chỗ bị sâu, mão và cầu răng tái tạo sức nhai, chình hình răng có thể kéo răng lại cho ngay hàng thẳng lối thì việc chữa trị bệnh nha chu phải kéo dài mà kết quá nếu tốt là chỉ chận đứng được bệnh chứ khó mà hồi phục lại như cũ. Ví dụ nếu răng bị lung lay ở mức độ nào thì ráng giữ không cho lung lay thêm là tốt rồi.

* Bệnh nhân mắc bệnh nha chu là do ý thức vệ sinh răng miệng kém, lười chải răng hoặc chải răng không đúng phương pháp. Những người răng tốt ít sâu răng thường rất chễnh mãng trong việc chải răng vì cho là răng của mình tốt, ít sâu, nên không cần chải răng cũng không sâu răng nhưng họ lại không biết bệnh nha chu sẽ làm răng lung lay hàng loạt còn hơn cả sâu răng.

Ở nông thôn thỉnh thoảng cũng thấy một số gia đình nhiều người xài chung 1 bàn chải răng. Hoặc có nhiều nông dân không bao giờ chải răng, ăn xong chỉ súc miệng vài cái thì làm sao răng sạch được, bệnh nha chu sẽ phá hủy nhanh chóng hàm răng.

Những người còn thói quen ăn trầu, chất vôi sẽ đóng ở chân răng độ nồng của vôi ăn trầu sẽ hại nướu răng, là nguy cơ của ung thư niêm mạc miệng (Carcinoma) Cho nên những bà cụ ăn trầu sẽ bị rụng răng sớm hơn người bình thường không ăn trầu, dù cho ăn trầu có làm răng ít bị sâu hơn, nhưng bị bệnh nha chu phá hủy nhanh hơn.

Bs.Trần Ngọc Đỉnh

Răng sâu được chữa trị như thế nào?

sau rang lam sao Răng sâu được chữa trị như thế nào? Tất cả các răng sâu đều nên chữa sớm, khám răng định kỳ 6 tháng một lần để phát hiện lỗ sâu là tốt nhất. Ở trẻ em có thể trám răng phòng ngừa bằng chất sealant. Nếu phát hiện sâu răng sớm, lỗ sâu còn nhỏ thì răng được bảo tồn lâu hơn, có khi suốt đời. Không phải trám răng là chấm dứt, là hết sâu răng, một số đông bệnh nhân thường nghĩ là trám răng là sẽ hết sâu răng.

Thực ra trám răng chỉ là tạm thời chận đứng sâu răng, và răng vẫn thường xuyên bị sâu răng đe dọa, nếu không chải rửa kỷ thì răng sẽ sâu tái phát, lần sau lỗ sâu sẽ to hơn lần trước.

Nếu sâu nặng răng sẽ đau nhức phải lấy tủy và việc điều trị phải khó hơn và mất nhiều thời gian hơn. Nếu răng bị bể to không thể trám được thì phải nhổ đi, và sau đó phải làm răng giả tốn kém hơn mà lực ăn nhai cũng yếu hơn răng thật.

Răng sâu tiến triển qua nhiều giai đoạn:

- Viêm ngà: Sâu nông ở lớp ngà chưa đến tủy răng

- Viêm tuỷ cấp tính: Đau nhức dữ dội

- Viêm tuỷ mạn tính: Đau dai dẵng, kéo dài trong nhiều tuần

- Viêm mô tế bào do răng sâu nhiễm trùng: Sưng má, mặt, sàn miệng

- Răng chết tủy và nhiễm trùng gốc: có lỗ dò mủ, có nang răng

- Viêm xương hàm: xương hàm chết từng phần có lỗ dò ra má.

Ở những giai đoạn nhẹ và cấp tính, răng sâu được chữa trị trám lại dễ dàng. Nhưng đến giai đoạn kinh niên việc chữa trị khó hơn, có khi phải can thiệp phẫu thuật.

Việc chữa trị sâu răng cần phải có chẫn đoán chính xác, nếu chẩn đoán đúng thì việc điều trị mới đúng. Chỉ có các BS răng hàm mặt mới khám, chẩn đoán được các giai đoạn và định bệnh chính xác.


Bệnh của nướu

k

Khi nướu bị sưng, đỏ, chảy máu, rỉ dịch… bạn đừng coi thường. Nếu để kéo dài, nó có thể dẫn đến viêm nha chu.

Những loại bệnh về nướu thường do các vi khuẩn mảng bám, tích luỹ trong kẽ răng gây ra. Những mảng bám dù rất nhỏ, vẫn có thể tạo ra độc tố gây viêm nướu xung quanh răng. Khi bị viêm, nướu sẽ sưng tấy, đau hoặc viêm nhiễm ở quanh chân răng.

Dưới đây là những thông tin bạn cần biết về căn bệnh này:

Sưng nhẹ ở viền và gai nướu là biểu hiện của viêm nướu ở giai đoạn đầu. Thường gặp và xuất hiện trước nhất là viêm nướu mãn tính do kích thích tại chỗ bởi vôi răng, mảng bám răng, thức ăn tích luỹ trong kẽ răng… Viêm nưới dạng này thường khu trú ở gai nướu, viềm nướu của răng. Khi quá trình viêm diễn ra liên tục, viền nướu trở nên tròn bóng, các gai nướu căng phồng.

kem 200x300 Bệnh của nướu

Để phòng ngừa viêm nướu, quan trọng nhất là

vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng

Đỏ nhạt là màu sắc ban đầu của nướu khi bị viêm. Khi quá trình viêm kéo dài và tăng dần, nướu sẽ có màu đỏ đậm hoặc xanh xám. Nướu sẽ không còn dai chắc mà sẽ trở nên mềm và bở. Thời gian viêm nướu càng kéo dài, độ săn chắc của nướu càng giảm. Nướu thường có triệu chứng chảy máu khi đánh răng. Ở mức cao hơn có thể bị chảy máu nướu tự phát và rỉ dịch ở nướu. Tuy nhiên, dù chảy máu, rỉ dịch, nướu vẫn không đau nhức trừ khi viêm nướu bột phát thành viêm cấp tính.

Vệ sinh răng miệng kém là nguyên nhân làm tích tụ mảng bám quanh răng, nhất là ở khe nướu, làm khởi phát và kéo dài các phản ứng viêm. Bất cứ tình trạng nào có thể gây tích tụ hoặc hình thành mảng bám ở vùng viền nướu cũng gây viêm nướu mãn tính. Có thể mảng bám vi khuẩn hình thành từ cao răng, mảng trám, thức ăn dính ở kẽ răng, việc sử dụng đường thường xuyên.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây viêm nướu mãn tính như: thở bằng miệng, các kích thích từ hàm răng giả tháo lắp, lưỡi lớn, thắng môi và má bám thấp…

Viêm nướu do kích thích tại chỗ dễ chuyển sang viêm nướu hoại tử lở loét cấp nếu không được điều trị sớm. Khi ấy, bè mặt sang thương có một lớp màng màu trắng đục hay vàng nhạt, khó tróc, nếu tróc sẽ gây chảy máu. Bên cạnh đó, miệng của bệnh nhân có mùi hôi nặng, hơi thở và vị giác có mùi kim loại…

Lúc này, người bệnh thường bị sưng hạch và sốt cao, có cảm giác đau rát ở vùng nướu, không ăn uống được, nhất là các thức ăn nóng, cứng và nhiều gia vị. Tình trạng nặng hơn có thể hoại tử cả vùng nướu dính và mô nha chu sâu bên dưới, gây lộ chân răng, tiêu và biến dạng xương ổ răng.

Để phòng ngừa viêm nướu, quan trọng nhất là vệ sinh răng miệng kỹ lưỡng. Nên đánh răng sau khi ăn trưa, trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy. Sử dụng chỉ nha khoa, tăm xỉa răng để loại bỏ thức ăn bám sâu trong các kẽ răng. Tuy nhiên,cần xỉa răng cẩn thận, tránh để đầu tăm làm tổn thương chân răng. Đến cơ sở nha khoa lấy cao răng 6 tháng/lần, nhằm hạn chế mảng bám hình thành trên răng. Tuy nhiên, bạn không nên lấy cao răng thường xuyên vì dễ làm viêm nướu răng, viêm chân răng dẫn đến viêm xương hàm.

Khi có biểu hiện của bệnh viêm nướu, bạn cần đến các cơ sở nha khoa để lấy cao răng, đánh bóng răng, tháo bỏ những miếng trám răng bị sai, trám các răng sâu… Điều trị viêm nướu mãn tính do kích thích tại chỗ là cách hạn chế và loại bỏ các yếu tố gây viêm. Bản thân tổn thương viêm nướu tự có những phản ứng phục hồi. Tuy nhiên, nếu tình trạng viêm nướu tiếp diễn do các kích thích tại chỗ sẽ làm quá trình tự lành thương không được trọn vẹn.

(Theo TTGD)

Viêm lợi do đâu?

ve sinh rang mieng tre em  Viêm lợi do đâu? – Viêm lợi mãn tính sẽ dẫn đến rụng răng. Có rất nhiều nguyên nhân gây nên căn bệnh này nhưng chủ yếu vẫn là vệ sinh răng lợi kém. Để có nụ cười rạng rỡ, bạn hãy lắng nghe lời khuyên của các nha khoa dưới đây.

1. Các dạng viêm lợi thường gặp

Viêm lợi có 2 dạng chủ yếu:

- Viêm lợi cục bộ. Chứng viêm này không gây quá đau đớn cho người bệnh nhưng rất dễ tái phát.

- Viêm cận răng: ảnh hưởng tới tất cả cấu trúc bảo vệ răng. Loại viêm này lan rộng và ăn sâu vào trong lợi khiến người bệnh đau đớn. Tuy nhiên một khi bệnh được chữa khỏi, khả năng tái phát là rất ít.

2. Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chủ yếu gây nên 2 loại viêm lợi trên chính là các mảng bám trên răng. Còn nguyên nhân gây nên vi khuẩn chính là:

- Không quan tâm tới vệ sinh răng miệng: Khi các mảng bám không được thường xuyên làm sạch, vi khuẩn sẽ tấn công đến tận chân răng và sản sinh tại đó các enzym có khả năng phá huỷ sự liên kết của các biểu mô (nối lợi và răng) và gây ra viêm lợi.

- Thuốc lá, rượu và chế độ dinh dưỡng mất cân bằng: thuốc lá, rượu, đồ ăn ngọt, đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh… sẽ gây nên những mảng bám trên răng, từ đó tạo thuận lợi cho bệnh viêm lợi tiến triển.

- Thường xuyên ăn thức ăn quá mềm: bạn làm cho hàm răng của mình lười hoạt động và làm cho cấu trúc bảo vệ răng yếu đi.

- Thay đổi hooc mon khi mang bầu: Có rất nhiều sự thay đổi hooc mon ở chị em trong giai đoạn bầu bí và theo cơ chế tự nhiên, sẽ làm giảm sức đề kháng của lợi đối với các vi khuẩn bám trên răng.

- Tụt lợi: khi lợi và răng không khít, các thức ăn và các mảng bám của răng sẽ nằm lại ở đây.

- Giảm tiết nước bọt: nguyên nhân là do tuổi tác, dùng các loại thuốc (chống trầm cảm, lợi niệu, histamin…) hoặc các bệnh làm giảm việc tăng tiết nước bọt, gây khô miệng, dẫn đến không loại bỏ được các mảng bám trên răng.

3. Phòng bệnh viêm lợi hiệu quả

Để phòng các bệnh về răng lợi, chúng ta nên thực hiện các lời khuyên sau của bác sỹ nha khoa:

- Đánh răng ngay sau khi ăn, hoặc ít nhất 2 lần/ngày vào buổi sáng khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ.

- Dùng chỉ tơ nha khoa để lấy thức ăn thừa từ các kẽ răng.

- Lựa chọn kem đánh răng có chứa flo và các chất tốt cho răng, lợi

- Lựa chọn bàn chải đánh răng mềm, có thể đánh sạch cả những kẽ răng, những răng trong cùng mà không tổn thương đến lợi.

- Lấy cao răng định kỳ hàng năm

- Không hút thuốc lá và uống rượu

- Không ăn nhiều đồ ăn ngọt, nước giải khát có đường đặc biệt trước khi đi ngủ.

- Sử dụng thường xuyên các thực phẩm tốt cho răng

- Đi khám định kỳ răng lợi 6 tháng/lần

- Đối với trẻ nhỏ, các bà mẹ nên lau lợi cho con bằng nước muối sinh lý từ khi chưa có răng.

- Không ăn những thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, để tránh làm tổn thương men răng và lợi…

Ngay khi bạn thấy những dấu hiệu bất thường trên răng và lợi, hãy lập tức đến khám nha sỹ. Sâu răng và viêm lợi càng được điều trị sớm, khả năng khỏi hoàn toàn càng cao.

Dung Nhi

Theo Doctissimo

Tìm hiểu về tật nghiến răng

nghien rang 150x150 Tìm hiểu về tật nghiến răng Nghiến răng là một hoạt động cận chức năng của hệ thống nhai. (gọi là hoạt động cận chức năng là vì cũng là hoạt động của hệ thống nhai với sự tham gia của tất cả các yếu tố thần kinh – cơ, nhưng không nhằm mục đích thực hiện chức năng).

* Nghiến răng xảy ra khá phổ biến, chiếm 10% dân số trưởng thành. Thường người bệnh không biết mình có nghiến răng vì nó chỉ xảy ra lúc ngủ. Bệnh nhân thường chỉ đi khám bệnh vì những hậu quả của nghiến răng gây ra hơn là triệu chứng nghiến răng, mặc dù triệu chứng nghiến răng gây khó chịu rất nhiều cho người thân.
* Nghiến răng là vấn đề còn đang tranh cãi rất nhiều, ngay cả định nghĩa về nghiến răng cũng như những tiêu chuẩn về chẩn đoán vẫn chưa hoàn toàn thống nhất. Những vấn đề trình bày ở đây là những ý kiến đúc kết từ các concensus về nghiến răng (tức nghiên ý kiến được đồng tình nhiều nhất).

* Mặc dù nghiến răng có nguyên nhân chủ yếu là từ bệnh học thần kinh, nhưng triệu chứng lâm sàng của nghiến răng chủ yếu thể hiện ở hệ thống nhai, bao gồm các triệu chứng ở răng, mô nha chu, cơ nhai và khớp thái dương hàm. Và điều trị cho đến nay chủ yếu do Bác sĩ nha khoa phụ trách.

Biểu hiện ở răng và mô nha chu:
1. Mòn răng: Tùy mức độ nghiến răng, thời gian nghiến răng và đô cứng mô răng mà mức đô mòn răng là nhiều hay ít. Nhiều trường hợp các răng cối mòn đến lô tủy, các răng cửa mòn đến :hơn 2/3 chiều cao của răng.
2. Nứt, gãy răng: Nứt gãy răng cũng là một dấu hiệu của nghiến răng. Cường độ lực cao, tác động lên những vùng mất cấu trúc chịu lực của răng là nguyên nhân của gãy nứt. Tình trạng gãy, nứt có thể khu trú ở phần thân răng, hoặc lan xuống chân răng. Trường hợp nứt, gãy rõ ràng có thể thấy dễ dàng, nhưng cũng có nhiều trường hợp rất khó chẩn đoán. Dấu hiệu duy nhất của những trường hợp này là ê buốt không rõ nguyên nhân. Các bác sĩ nha khoa ít kinh nghiệm cũng rất dễ bỏ sót những trường hợp này.
3. Ê buốt răng: Có thể do mòn răng hoặc gãy, nứt răng. Nếu kiểm tra không thấy mòn răng thì cần phải xem xét có tình trạng gãy nứt xảy ra hay không.
4. Lung lay răng: Nếu mô nha chu suy yếu, nghiến răng có thể biểu hiện bởi tình trạng lung lay răng. Trên phim X quang sẽ có dấu hiệu tiêu xương.
Biểu hiện ở hệ thống cơ nhai:

* Biểu hiện chủ yếu trên hệ thống cơ nhai là tình trạng đau cơ. Do co thắt với cường độ mạnh, các sản phẩm thoái biến sinh ra không kịp đào thải, còn ứ đọng trong cơ gây nên đau cơ. Một số trường hợp có thể có dấu hiệu phì đại cơ nhai.

* Cơ nhai bị ảnh hưởng rõ ràng và dễ thấy nhất là cơ cắn, do vậy, bệnh nhân thường sẽ có cảm giác đau âm ỉ hai bên vùng má, gần góc hàm.

Biểu hiện ở khớp thái dương hàm :

* Khớp thái dương hàm cũng bị quá tải trong trường hợp nghiến răng. Lực nhai gây ra sẽ tác động vào hệ răng và khớp thái dương hàm. Lực tác động lên răng làm mòn răng, gãy nứt răng, lung lay răng… đồng thời tác động lên khớp gây ra những tổn thương cấu trúc khớp. Tùy mức độ tổn thương khớp mà bệnh nhân sẽ có nhiều biều hiện khác nhau: đau khớp, tiếng kêu vùng khớp, rối loạn vận động (há miệng lệch, há miệng hạn chế…)

Biểu hiện khác:

* Ngoài những triệu chứng chủ yếu ở bộ máy nhai đã nêu, bệnh nhân còn có thể có dấu hiệu đau đầu, cùng những biểu hiện về tâm lý như lo lắng, căng thẳng…

Và với tất cả các triệu chứng trên chúng ta đều cần phải được khám và điều trị.

* Vấn đề nguyên nhân của nghiến răng gây khá nhiều tranh cãi từ trước đến nay. Hiện tại, hầu hết các nhà nghiên cứu cho rằng rằng nghiến răng do nhiều nguyên nhân khác nhau phối hợp gây ra, bao gồm các yếu tố tại chỗ (rối loạn khớp cắn), yếu tố tâm lý (stress, lo âu, căng thẳng…) và yếu tố bệnh lý thần kinh. Trước đây, yếu tố tại chỗ được xem là yếu tố chính gây ra nghiến răng, rồi sau đó cho rằng yếu tố tâm lý mới là nguyên nhân, nhưng những nghiên cứu gần đây lại cho rằng yếu tố bệnh lý thần kinh lại là yếu tố chính.

Yếu tố tại chỗ

* Vướng cộm khớp cắn được cho là nguyên nhân của nghiến răng trong một thời gian dài. Hãy tưởng tượng từng cặp răng như từng cặp cối xay. Hệ thống răng sẽ bao gồm nhiều cặp cối xay và chúng phải hoạt động đồng bộ với nhau. Vướng cộm khớp cắn làm cản trở hoạt động đồng bộ này và nghiến răng là một cách phản ứng của cơ thể nhằm loại bỏ những vướng cộm này. Tuy nhiên những nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng những vướng cộm khớp cắn không phải là nguyên nhân chính của nghiên răng. Nghiên cứu so sánh những người nghiến răng cho thấy không phải ai cũng có vướng cộm khớp cắn. Và ngược lại, rất nhiều người có vướng cộm khớp cắn nhưng không hề có nghiến răng. Đồng thời cũng không có nghiên cứu nào chứng minh được rắng vướng cộm khớp cắn là nguyên nhân của nghiến răng. Như vậy, vai trò của nó (nếu có) chỉ là vai trò phụ, chứ không phải là vai trò chính.

Yếu tố tâm lý

* Yếu tố tâm lý cũng được cho là nguyên nhân ủa nghiến răng trong một thời gian. Những người nghiến răng thường hay lo lắng. Và nhiều nghiên cứu trước đây cho thấy stress cũng là một yếu tố quan trọng ở những người nghiến răng. Tuy nhiên những nghiên cứu chủ yếu thuộc loại nghiên cứu phỏng vấn. Những nghiên cứu gần đây, sử dụng điện cơ đồ, điện não đồ, điện tâm đồ phối hợp trong nghiên cứu giấc ngủ cho thấy rằng thực sụ không có liên quan giữa stress và nghiến răng. Chỉ có yếu tố lo lắng là có ý nghĩa thống kê trong lien quan với nghiến răng.

Yếu tố bệnh học thần kinh

* Yếu tố bệnh học thần kinh ngày càng được lưu ý nhiều hơn và được xem là nguyên nhân chính của nghiến răng. Ví dụ như nghiến răng có liên quan đến những rối loạn giấc ngủ, những thay đổi sinh hóa trong não, một số thuốc, sau chấn thương sọ não, nghiện rượu, hút thuốc… và ngay cả yếu tố di truyền hiện nay cũng xếp vào nhóm này.

* Nghiến răng chủ yếu xảy ra trong giấc ngủ, và có liên quan mật thiết đến đáp ứng tỉnh thức (arouse response) của cơ thể. Những ghi nhận liên quan giữa nghiến răng và đáp ứng tỉnh thức cho thấy 86% trường hợp nghiến răng xảy ra trong giai đoạn này. Đáp ứng tỉnh thức đặc trưng bởi giấc ngủ kém sâu, nhịp tim tăng, nhịp thở tăng và có những vận động như xoay người, co chân, co tay… trong khi ngủ. Mớ, mộng du… cũng là những hiện tượng xảy ra trong giai đoạn này. Những hiện tượng này còn gọi là hiện tượng cận giấc ngủ (parasomnia) và nghiến răng cũng được xem là một hiện tượng cận giấc ngủ.

* Đặc biệt những nghiên cứu gần đây xác nhận có sự liên quan giữa rối loạn hệ thống dẫn truyền thần kinh trung ương với nghiến răng. Khả năng là có tình trạng mất cân bằng giữa các đường dẫn truyền trực tiếp và gián tiếp trong hạch nền, nơi tập trung những nhân dưới vỏ có nhiệm vụ phối hợp và điều hòa các động tác. Sự mất thăng bằng là do rối loạn vận chuyển các dẫn xuất dopamine gây nên. Phát hiện này giải thích cho rất nhiều trường hợp nghiến răng do sử dụng thuốc lắc (ectasy), nghiện thuốc lá, hoặc một số thuốc điều trị bệnh tâm thần hay bệnh thần kinh gây ra. Amphetamine (ectasy) có tác dụng làm gia tăng nồng độ dopamine trong não, hoặc nicotine (trong thuốc lá) lại có tác dụng kích thích hệ dopaminergic…đã giúp giải thích những ghi nhận liên quan giữa người hút thuốc lá hay sử dụng amphetamine với nghiến răng.

Yếu tố di truyền

* Trước đây di truyền cũng được xem là nguyên nhân của nghiến răng. Nghiên cứu với cỡ mẫu lớn nhất về liên quan giữa di truyền và nghiến răng là của CHRISTER HUBLIN và cộng sự (1998) dựa trên phỏng vấn (questionnaire) trên 1298 cặp sinh đôi cùng trứng và 2419 cặp sinh đôi khác trứng từ 33 đến 60 tuổi. Tỉ lệ nghiến răng xảy ra liên quan đến di truyền chiến 39 – 64%. Tuy nhiên, Michalowicz và cộng sự thực hiện nghiên cứu trên 250 cặp sinh đôi bằng cách phỏng vấn và nghiên cứu lâm sàng lại cho kết quả ngược lại. Do vậy, vẫn chưa thể kết luận được là di truyền có liên quan đến nghiến răng hay không.

Có 2 cách điều trị được áp dụng hiện nay là điều trị thuốc và điều trị bằng khí cụ miệng.

Điều trị thuốc:

* Thuốc được sử dụng trong điều trị nghiến răng có thể là thuốc uống, thoa thoa và thuốc chích. Thuốc uống là loại thuốc có tác dụng giảm lo âu như buspirone, thường sử dụng trong trường hợp nghiến răng là tác dụng phụ của thuốc chống trầm cảm. Những trường hợp nghiến răng khác không nên sử dụng thuốc này.

* Thuốc chích là một loại thuốc có tác dụng làm liệt cơ: Botox (thường sử dụng trong thẩm mỹ để xóa nếp nhăn). Thuốc này sử dụng chích vào cơ cắn có tác dụng trong vòng 4 – 6 tháng. Nhiều nghiên cứu cho thấy đây là một giải pháp khá hiệu quả trong nhiều trường hợp, như sau chấn thương, lạm dụng amphetamine (thuốc lắc)…

* Thuốc thoa là một hỗn hợp gồm các thuốc dãn cơ, kháng viêm, an thần với thành phần chính gồm : cyclobezaprin, có tác dụng làm giảm co thắt cơ, kết hợp với kháng viêm loại nonsteroid (keto-profen) cùng với an thần là diazepam. Thuốc này được thử nghiệm có tác dụng tốt trong nhiều trường hợp. Đây là một loại thuốc mới, đăng lý bản quyền vào tháng 10/2003.

Điều trị bằng khí cụ miệng

* Điều trị khí cụ miệng (máng nhai) đã được thực hiện từ lâu với những hiệu quả được chứng minh trên lâm sàng. Mục đích của máng nhai nhằm làm giảm khả năng mòn răng, gãy nứt răng do nghiến răng gây ra. Đồng thời, máng nhai cũng làm giảm tình trạng co thắt của các cơ nhai. Việc điều trị nghiến răng bằng máng nhai đòi hỏi phải mang máng nhai trong một thời gian dài. Và khi không mang máng nhai, người ta thấy nghiến răng xuất hiện trở lại. Cho đến nay máng nhai vẫn là phương pháp chính trong điều trị nghiến răng trên thế giới. Tuy nhiên, không phải máng nhai hiệu quả trong tất cả các trường hợp nghiến răng (Theo một số nghiên cứu gần đây cho thấy máng nhai không có hiệu quả trong một số trường hợp).

* Nghiến răng không chỉ gây khó chịu cho người thân mà còn gây những tổn hại ngay chính người bệnh. Những tổn hại này cần phải được ngăn ngừa trước khi quá muộn. Hãy đến các BS chuyên khoa đề được khám và tư vấn điều trị ở giai đoạn sớm là giải pháp tối ưu. Một ngành chuyên sâu nghiên cứu và điều trị nghiến răng trong ngành nha khoa là chuyên khóa cắn khớp học. Tuy nhiên, hiện nay, chuyên ngành này chưa phát triển lắm ở Việt nam.

Thạc sĩ Trần Ngọc Quảng Phi